Saturday, October 10, 2015
Ngũ da bì chân chim
Tên khoa học:
Schefflera octophylla Harms., họ Nhân sâm (Araliaceae). Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều địa phương nước ta.
Bộ phận dùng:
Vỏ thân, lá.
Thành phần hoá học chính:
Saponin, tanin, tinh dầu.
Công dụng:
Chữa đau lưng, nhức xương, tê bại tay chân, phù thũng.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 10-20g, dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu.
Ghi chú:
Nước ta có loài Ngũ gia bì hương, Ngũ gia bì gai (Acanthopanax aculeatus Seem), họ Nhân sâm (Araliaceae). Vỏ thân, vỏ rễ có saponin, chất thơm (4- methoxy salicylaldehyd), dùng với công dụng như Ngũ gia bì chân chim. Một số vùng ở Nghệ An dùng lá Ngũ gia bì chân chim với tên lá Lằng để chữa nhiều bệnh khác nhau
NGƯU TẤT
Tên khác:
Hoài ngưu tất.
Tên khoa học:
Radix Achiranthis bidentatae
Nguồn gốc:
Dược liệu là rễ đã chế biến phơi khô của cây Ngưu tất (Achyranthes bidentata Blume.), họ Rau dền (Amaranthaceae). Cây được trồng ở nhiều địa phương trong nước ta.
Thành phần hoá học chính:
Saponin triterpenoid, hydratcarbon.
Công dụng:
Dùng sống: trị cổ họng sưng đau, ung nhọt, chấn thương tụ máu, bế kinh, đẻ không ra nhau thai, ứ huyết, tiểu tiện ra máu, viêm khớp. Tẩm rượu: trị đau lưng, mỏi gối, chân tay co quắp, tê bại. Chiết xuất Saponin làm thuốc hạ cholesterol máu.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 3-9g, dạng thuốc sắc. Viên Bidentin dùng theo y học hiện đại.
Chú ý:
- Phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh không được dùng.
- Ngưu tất nam là rễ cây Cỏ xước (Achyranthes aspera L. ), họ Rau dền, mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta có thể dùng thay vị Ngưu tất.
Friday, October 9, 2015
LIÊN KIỀU
Một số hình ảnh khác của Liên kiều : Xem tại đây
Tên khác:
Lão kiều, Thanh kiều, Hạn liên tử.
Tên khoa học:
Fuctus Forsythiae
Nguồn gốc:
Quả chín khô của cây Liên kiều (Forsythia suspensa Vahl.), họ Nhài (Oleaceae). Thanh kiều là quả mới chín hái về, đồ rồi phơi khô. Lão kiều là quả chín già phơi khô bỏ hạt. Vị thuốc phải nhập từ Trung Quốc.
Thành phần hoá học chính:
Saponin, alcaloid.
Công dụng:
Chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, tràng nhạc, ban sởi, tiểu đỏ nóng.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 6-12gdạng thuốc sắc hoặc hoàn tán phối hợp với các vị thuốc khác.
Chú ý:
Nhọt đã vỡ không dùng.
Nấm Linh chi
Một số hình ảnh khác về Nấm Linh chi : Xem tại đây
Tên khác:
Linh chi thảo, nấm Trường thọ.
Tên khoa học:
Ganoderma lucidum (Leyss ex. Fr.) Karst., họ Nấm gỗ (Ganodermataceae). Nấm mọc hoang dại, được trồng ở nước ta, Triều Tiên, Trung Quốc và nhiều nước khác.
Thành phần hoá học chính:
Acid amin, protein, saponin, sterol.
Công dụng:
An thần, tăng trí nhớ, chữa viêm gan cấp và mãn tính, điều hoà huyết áp, tăng tuổi thọ.
Cách dùng, liều lượng:
Mỗi ngày dùng 2-5g thái mỏng hoặc tán thành bột sắc uống. Nước sắc có mùi thơm, vị hơi đắng, có thể thêm đường hay mật ong vào cho dễ uống. Có thể dùng để nấu canh, súp, nấu với thịt và một số vị thuốc bổ khác.
Chú ý:
- Một số loài thuộc chi Ganoderma như Ganoderma japonicum (Fr) Lloid., Ganoderma sinense Zhao.Xu et Zhang,... được dùng với cùng công dụng.
- Loài Ganoderma applanatum (Pers.) Pat. cũng được sử dụng với tên gọi "Cổ Linh chi", "Linh chi đa niên".
LÔ HỘI
Một số hình ảnh khác về cây Lô hội : Xem tại đây
Tên khác:
Nha đam
( 1 số nơi gọi cây Lô hội là cây Lưỡi hổ, tuy nhiên điều này không chính xác. Tuy có chút giống nhau nhưng bạn có thể thấy vân ở cây Lưỡi hổ khác cây Lô hội. Ngoài ra thân cây Lô hội mọng nước còn thân cây Lưỡi hổ thì dẹt : Bạn có thể xem 1 số hình ảnh về cây Lưỡi hổ Tại đây để so sánh )
Tên khoa học:
Aloe spp., họ Lô hội (Asphodelaceae). Cây được trồng ở nước ta, nhiều ở miền Nam Trung bộ.
Bộ phận dùng:
Dịch ép, cô đặc, đóng thành bánh.
Thành phần hoá học chính:
Các dẫn chất anthranoid.
Công dụng, cách dùng:
0,05-0,1g kích thích nhẹ niêm mạc, giúp tiêu hoá, ăn uống không tiêu. Liều lớn chữa nhức đầu, sung huyết phổi, sung huyết các phủ tạng.
Chú ý:
Thuốc có độc, liều quá cao (trên 8g) có thể gây ngộ độc chết người. Phụ nữ có thai, người bị ỉa lỏng không dùng. Gel lấy từ lá Lô hội được dùng để sản xuất nước uống bổ dưỡng, chế một số loại mỹ phẩm.
Rễ khô cây Long đởm
Một số hình ảnh về Long đởm : Xem tại đây
Tên khoa học:
Radix Gentianae
Nguồn gốc:
Dược liệu là rễ khô của cây Long đởm (Gentiana scabra Bunge.), họ Long đởm (Gentianaceae). Vị thuốc nhập từ Trung Quốc.
Thành phần hoá học chính:
Glycosid đắng thuộc nhóm iridoid gọi là gentiopicrin, đường gentianose.
Công dụng:
Làm thuốc giúp sự tiêu hoá, thuốc bổ đắng. Làm đại tiện dễ mà không gây ỉa lỏng.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 6-12g phối hợp trong các phương thuốc dạng thuốc sắc, hoàn tán.
LONG NÃO
Một số hình về cây Long não : Xem tại đây
Tên khoa học:
Cinnamomum camphora L. Nees. et Eberm., họ Long não (Lauracaeae). Cây được trồng ở nhiều địa phương nước ta.
Bộ phận dùng:
Lá, thân, cành.
Thành phần hoá học chính:
Tinh dầu (camphor, cineol...).
Công dụng:
Lá Long não có thể nấu nước xông chữa cảm. Tinh dầu có tác dụng trị bỏng, xua muỗi, tẩy uế, chế dầu cao xoa bóp. Camphor dùng ngoài làm thuốc sát trùng, tiêu viêm; dùng trong dưới dạng thuốc tiêm (dung dịch camphor 10-20% trong dầu) chữa truỵ tim.
LONG NHÃN
Tên khoa học:
Arillus Longanae
Nguồn gốc:
Vị thuốc là áo hạt (thường gọi là cùi) đã chế biến khô của cây Nhãn (Euphoria longan (Lour.) Steud.), họ Bồ hòn (Sapindaceae). Nhãn là loại cây ăn quả được trồng nhiều nơi trong nước ta.
Thành phần hoá học chính:
Đường (saccarose, glucose), protein, acid tatric, vitamin A, B, các men amylase, peroxidase.
Công dụng:
Làm thuốc bổ, trị chứng trí nhớ bị sút kém, hay quên, mất ngủ, hay hốt hoảng, tâm thần hồi hộp mệt mỏi, thiếu máu...
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 9-18g dạng thuốc sắc hay cao lỏng.
Ghi chú:
Người ta còn dùng hạt nhãn sấy khô, tán bột để chữa chốc lở, cầm máu khi chân tay bị đứt.