Download Tài liệu trắc nghiệm và đáp án Da liệu Full các phần : Tại đây hoặc Tại đây
VD : Phần 1
VIÊM DA
1. Bệnh nào sau đây có tổn thương mụn nước khu trú thành đám ngứa nhiều, chảy nước và hay tái phát.
A. Nấm do trichophyton : B. Chốc C. Dô na D. Ghẻ @E. Viêm da cấp.
2. Bệnh xuất hiện có tính mạn, ngứa dữ dội, thương tổn là các mảng sẩn liken hóa, tróc vảy, giới hạn không rõ, khu trú ở mặt, khuỷu tay, kheo chân, tiền sử mắc bệnh hen. Gợi ý cho :
A. Vảy nến @B. Viêm da thể tạng C. Giang mai D.Ghẻ E. Nấm
3. Một bé gái 3 tháng, xuất hiện hai bên má mụn nước rải rác, một ít mụn nước nơi khác trong cơ thể, ngứa nhiều, mẹ bị hen. Bệnh nào sau đây được nghĩ tới :
A. Chốc @B. Viêm da thể tạng C. Dị ứng phấn D. Ghẻ E. Nấm da
4. Điều trị viêm da tiếp xúc, nhất thiết phải :
A. Dùng kháng sinh ngừa bội nhiễm B. Sử dụng corticoit toàn thân ngắn ngày
C. Đắp thuốc tím 1/10.000 D. Loại bỏ nguyên nhân gây bệnh @E. Tất cả đều đúng.
5. Về mô học, viêm da cấp đặc trưng bởi hiện tượng :
A. Tăng gai B. Á sừng @C. Xốp bào D. Tiêu gai E. Xung huyết
6. Viêm da tiếp xúc có đặc điểm :
@A. Không tái phát nếu không tiếp xúc lại với vật gây dị ứng B. Giới hạn không rõ
C. Không viêm nhiễm D. Khu trú ở vùng kín E. Tăng khi thời tiết thay đổi.
7 Trong giai đoạn cấp của bệnh viêm da nên dùng :
A. Kem Corticoit B. Dầu kẽm C. Mỡ Salycylé @D. Tẩm liệu tại chỗ E. Mỡ kháng sinh
Ở Việt Nam trong tổng số các bệnh ngoài da, bệnh viêm da chiếm :
A. 10% B. 15% C.20% @D. 25% E. 30%
7. Cách tốt nhất để tìm nguyên nhân của viêm da tiếp xúc là làm xét nghiệm :
A. Tìm khả năng gắn Histamin trong huyết thanh B. Định lượng IgE trong huyết thanh
C. Sinh thiết da D. Test nội bì với dị nguyên @E. Tét áp
8. Trong số những xét nghiệm sau, xét nghiệm nào là cần thiết giúp chẩn đoán xác định viêm da dị ứng:
A. Tét áp @B. Định lượng IgE huyết thanh C. Tét chuyển dạng limpho bào
D. Tét mất hạt các bạch cầu kiềm E. Định lượng bổ thể.
9. Thuốc nào sau đây được dùng điều trị tại chỗ trong giai đoạn mạn của bệnh viêm da:
@A. Mỡ Salycylé. B. Kem Acyclovir. C. Mỡ Ketoconazole. D. Hồ nước. E. Dung dịch Eosine.
10. Biểu hiện lâm sàng của viêm da cấp.
A. Da dày lên, liken hóa. B. Đỏ da, bong vảy. @C. Nền da đỏ, phù, chảy nước nhiều.
D. Da đỏ ít, ít phù nề, không chảy nước. E. Tất cả các câu trên đều đúng.
11. Viêm da thể tạng hài nhi có đặc điểm:
A. Ranh giới không rõ, đối xứng. B. Có khuynh hướng nhiễm khuẩn thứ phát.
C. Ở trẻ bụ bẫm, từ 3-6 tháng tuổi.
D. Thương tổn mụn nước hai bên má, hình móng ngựa. @E. Tất cả các câu trên đều đúng.
12. Bệnh tổ đỉa là một thể lâm sàng của viêm da có các đặc điểm:
A. Mụn nước rải rác toàn thân. B. Mụn nước ở mặt dưới các chi. C. Mụn nước ở vùng niêm mạc.
@D. Mụn nước tập trung ở lòng bàn tay, lòng bàn chân. E. Mụn nước ở quanh hốc tự nhiên.
13. Thuốc nào sau đây có tác dụng nhanh nhưng dễ tái phát khi điều trị viêm da đường toàn thân:
@A. Corticoide. B. Gricin. C. Dapson. D. Cloram phenicol. E. Diclofenac.
14. Viêm da tiếp xúc thường xuất hiện ở:
A. Mặt duỗi các chi. @B. Vùng da hở.
C. Các kẽ ngón tay chân. D. Quanh các hốc tự nhiên. E. Ở bẹn và mông.
15. Tỷ lệ mắc bệnh chàm trên thế giới khoảng:
@A. 10% B. 15% C. 20% D. 25% E. 30%
16. Bệnh viêm da phát sinh do:
A. Vi trùng. @B. Cơ địa và dị ứng nguyên. C. Vi rút. D. Tự miễn. E. Vi nấm
17. Thuốc nào sau đây có thể dùng điều trị viêm da cấp:
A. Amphotericin B. Ketoconazole @C. Prednisolon D. Paracethamol E. Methotrexate
18. Tiến triển của viêm da là:
A. Lành hoàn toàn dưới điều trị Corticoide. B. Tự lành. @C. Tái phát từng đợt.
D. Lành hoàn toàn sau điều trị kháng sinh. E. Không có câu nào đúng.
19. Trong giai đoạn mạn của viêm da điểm đặc trưng là:
A. Các mụn nước dập vỡ, chảy nước nhiều. B. Đỏ da bong vảy.
@C. Mảng đỏ da - vảy, khô, giới hạn không rõ, kèm hiện tượng, liken hóa.
D. Da đỏ ít, ít phù nề, không chảy nước. E. Các mụn nước hóa mủ.
20. Chẩn đoán xác định viêm da.
A. Tổn thương cơ bản là mụn nước. B. Mụn nước tập trung thành từng đám, từng mảng.
C. Ngứa và chảy nước. D. Bệnh hay tái phát và dai dẳng. @E. Tất cả đều đúng.
21. Corticoide đường toàn thân có thể được chỉ định ngắn ngày trong:
@A. Viêm da tiếp xúc cấp B. Viêm da mạn. C. Điều trị dự phòng viêm da
D. Viêm da nhờn có nhiễm HIV E. Tất cả đều đúng.
22. Về mô học - viêm da mạn có hình ảnh
@A. Á sừng, liken hóa B. Xốp bào C. Thoát bào D. Xung huyết E. Tiêu gai
23. Viêm da thể tạng hài nhi bắt đầu sớm ở trẻ bụ bẩm, thường từ
A. Trước 2 tháng tuổi @B. Từ 3 - 6 tháng tuổi C. 9 tháng - 1 tuổi D. Sau 2 tuổi E. 4 - 7 tuổi
24. Đặc điểm lâm sàng của viêm da thể tạng người lớn là:
A. Giới hạn rõ, ngứa ít B. Mụn nước ngoài rìa thương tổn @C. Các mảng sẩn, liken hóa
D. Bệnh tặng nặng lên khi ở tuổi 40 – 50 E. Sang chấn về tinh thần không ảnh hưởng.
25. Viêm da vi trùng có đặc điểm
@A. Thương tổn không đối xứng B. Giới hạn không rõ C. Rải rác sẩn ngứa
D. Không liên quan đến các ổ nhiễm trùng kế cận E. Nhiễm khuẩn nội tạng ít ảnh hưởng
26. Viêm da tiếp xúc, dị nguyên thường gặp nhất là;
A. Bụi nhà @B. Nikel C. Quần áo D. Lông thú E. Đồ da
27. Viêm da tiếp xúc là:
A. Bệnh do nhiễm khuẩn @B. Phản ứng của da với 1 dị nguyên bên ngoài
C. Bệnh do vi rút D. Bệnh do di truyền E. Bệnh tự khỏi.
29 Viêm da tiếp xúc thuộc dạng:
A. Nhạy cảm type I B. Nhạy cảm type II C. Nhạy cảm type III
@D. Nhạy cảm type IV E. Tất cả các câu trên đều sai.
28. Viêm da nhờn chiếm tỷ lệ:
A. 0,5 - 1% @B. 2 - 5 % C. 6 -7 % D. 8 - 10% E. 10 - 12%
29. Viêm da nhờn ở người lớn thường xuất hiện ở vị trí:
A. Da đầu, mí tóc - mặt B. Rãnh mũi má C. Nách, bẹn, nếp dưới vú
D. Vùng râu, lông mày @E. Tất cả đều đúng.
30. Triệu chứng nào thuộc viêm da nhờn ở người lớn:
A. Đau rát B. Giới hạn rõ C. vảy tiết màu mật ong
@D. Vảy mịn, nhờn, màu trắng ngã vàng E. Vảy trắng dày
31. Một bệnh nhân 50 tuổi, đến khám ở mặt vùng rãnh mũi má là đám tổn thương da đỏ, vảy mịn, nhờn, màu trắng ngả vàng, 1 vài đám ở lông mày, quanh chân tóc, ngứa nhẹ, chẩn đoán nào sau đây là phù hợp nhất.
A. Vảy nến B. Viêm da tiếp xúc @C. Viêm da nhờn D. Luput đỏ E. Nấm da
32. Viêm da nhờn xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng đỉnh cao ở tuổi
A.10 - 15 tuổi B.15 – 20 @C. 18 – 40 D. 40- 50 E. 50 - 60
33. Điều trị viêm da giai đoạn bán cấp nên dùng
@A. Kem corticoide B. Mỡ corticoide
C. Mỡ Salycylé D. Dung dịch Eosin 2% E. Nitrat bạc 0,25%
34. Trong bệnh viêm da không nên dùng thuốc dạng mỡ trong điều trị các tổn thương cấp (Chảy nước).
@A. Đúng B. Sai
35. Viêm da thể trạng trẻ em, thương tổn mụn nước thường tập trung trong các hốc tự nhiên.
A. Đúng @ B. Sai
36. Chẩn đoán viêm da tiếp xúc thường dùng test áp
@A. Đúng B. Sai
37. Viêm da tiếp xúc là bệnh do Nhiễm khuẩn
A. Đúng @ B. Sai
38. IgE tăng cao ở viêm da thể tạng
@A. Đúng B. Sai
39. Bệnh da phát sinh do hai yếu tố: cơ địa và dị ứng nguyên
@A. Đúng B. Sai
40. Dấu hiệu phụ của viêm da thể tạng trẻ em là: da mặt tái,........................ ở mắt, viêm kẻ tai tái đi tái lại, nếp đôi mi dưới.
41. Đặc điểm lâm sàn của viêm da cấp là: đỏ da, phù nề,..................
42. Nêu tên 3 loại viêm da dựa theo căn nguyên:.................., viêm da tiếp xúc,.......................
0 nhận xét:
Post a Comment