.status-msg-wrap { display: none; }

KHO TÀI LIỆU Y DƯỢC

Sách, phần mềm, đề cương câu hỏi, tài liệu y dược dành cho mọi người . Click vào ảnh hoặc linh để khám phá ngay

TIN TỨC SỨC KHỎE, SỐNG KHỎE MỖI NGÀY

Tin tức về sức khỏe, sống khỏe mỗi ngày, mẹo vặt đời sống

THỰC VẬT HỌC

Thiên nhiên với bao nhiêu điều kì thú : Những cây thuốc ở quanh ta

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Sunday, October 11, 2015

Tuyển tập đề thi hết học phần các môn - ĐH Dược Hà Nội

Tuyền tập Đề thi Học phần Dược - ĐH Dược HN

Download :

Đề thi Hóa dược 1 : Tại đây hoặc Tại đây
Đề thi Hóa dược 2 : Tại đây hoặc Tại đây
Đề thi Sản xuất thuốc : Tại đây hoặc Tại đây
Đề thi Vi sinh : Tại đây hoặc Tại đây
Đề thi Môi trường : Tại đây hoặc Tại đây
Đề thi Pháp chế : Tại đây hoặc Tại đây
Đề thi Ký sinh trùng : Tại đây hoặc Tại đây
Đề thi Lịch sử Đảng : Tại đây hoặc Tại đây
Đề thi Kinh tế Dược : Tại đây hoặc Tại đây
Đề thi Kiểm nghiệm : Tại đây hoặc Tại đây
Đề thi Hóa sinh 1 : Tại đây hoặc Tại đây
Đề thi Hóa sinh 2 : Tại đây hoặc Tại đây
Đề thi Dược lý 1 : Tại đây hoặc Tại đây
Đề thi Dược lý 2 : Tại đây hoặc Tại đây
Đề thi Dược lâm sàng : Tại đây hoặc Tại đây
Đề thi Dược liệu : Tại đây hoặc Tại đây
Đề thi Dược cổ truyền : Tại đây hoặc Tại đây
Đề thi Dịch tễ Dược : Tại đây hoặc Tại đây
Đề thi Bệnh học nội : Tại đây hoặc Tại đây
Đề thi Bào chế 1 : Tại đây hoặc Tại đây
Đề thi Bào chế 2 : Tại đây hoặc Tại đây





Trắc nghiệm và đáp án ký sinh trùng



Download : Tại đây hoặc Tại đây

Trắc nghiệm Hóa dược


Download : Tại đây hoặc Tại đây

Trắc nghiệm môn Lịch sử Đàng



Download : Tại đây hoặc Tại đây

Trắc nghiệm pháp chế dược


Download : Tại đây hoặc Tại đây


Đề cương trắc nghiệm_Ôn tập dược lý _TCCN


Download : Tại đây hoặc Tại đây hoặc Tại đây

Saturday, October 10, 2015

Trắc nghiệm dịch tễ học



Trắc nghiệm dịch tễ học gồm 18 phần Download : Tại đây hoặc Tại đây

Ngũ da bì chân chim


Tên khoa học:

Schefflera octophylla Harms., họ Nhân sâm (Araliaceae). Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều địa phương nước ta.

Bộ phận dùng:

Vỏ thân, lá.

Thành phần hoá học chính:

Saponin, tanin, tinh dầu.

Công dụng:

Chữa đau lưng, nhức xương, tê bại tay chân, phù thũng.

Cách dùng, liều lượng:

Ngày dùng 10-20g, dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu.

Ghi chú:

Nước ta có loài Ngũ gia bì hương, Ngũ gia bì gai (Acanthopanax aculeatus Seem), họ Nhân sâm (Araliaceae). Vỏ thân, vỏ rễ có saponin, chất thơm (4- methoxy salicylaldehyd), dùng với công dụng như Ngũ gia bì chân chim. Một số vùng ở Nghệ An dùng lá Ngũ gia bì chân chim với tên lá Lằng để chữa nhiều bệnh khác nhau







NGƯU TẤT











Tên khác:

Hoài ngưu tất.

Tên khoa học:

Radix Achiranthis bidentatae

Nguồn gốc:

Dược liệu là rễ đã chế biến phơi khô của cây Ngưu tất (Achyranthes bidentata Blume.), họ Rau dền (Amaranthaceae). Cây được trồng ở nhiều địa phương trong nước ta.

Thành phần hoá học chính:

Saponin triterpenoid, hydratcarbon.

Công dụng:

Dùng sống: trị cổ họng sưng đau, ung nhọt, chấn thương tụ máu, bế kinh, đẻ không ra nhau thai, ứ huyết, tiểu tiện ra máu, viêm khớp. Tẩm rượu: trị đau lưng, mỏi gối, chân tay co quắp, tê bại. Chiết xuất Saponin làm thuốc hạ cholesterol máu.

Cách dùng, liều lượng:

Ngày dùng 3-9g, dạng thuốc sắc. Viên Bidentin dùng theo y học hiện đại.

Chú ý:

  • Phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh không được dùng.
  • Ngưu tất nam là rễ cây Cỏ xước (Achyranthes aspera L. ), họ Rau dền, mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta có thể dùng thay vị Ngưu tất.








Friday, October 9, 2015

LIÊN KIỀU


Một số hình ảnh khác của Liên kiều : Xem tại đây

Tên khác:

Lão kiều, Thanh kiều, Hạn liên tử.

Tên khoa học:

Fuctus Forsythiae

Nguồn gốc:

Quả chín khô của cây Liên kiều (Forsythia suspensa Vahl.), họ Nhài (Oleaceae). Thanh kiều là quả mới chín hái về, đồ rồi phơi khô. Lão kiều là quả chín già phơi khô bỏ hạt. Vị thuốc phải nhập từ Trung Quốc.

Thành phần hoá học chính:

Saponin, alcaloid.

Công dụng:

Chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, tràng nhạc, ban sởi, tiểu đỏ nóng.

Cách dùng, liều lượng:

Ngày dùng 6-12gdạng thuốc sắc hoặc hoàn tán phối hợp với các vị thuốc khác.

Chú ý:

Nhọt đã vỡ không dùng.

Nấm Linh chi



Một số hình ảnh khác về Nấm Linh chi : Xem tại đây


Tên khác:

Linh chi thảo, nấm Trường thọ.

Tên khoa học:

Ganoderma lucidum (Leyss ex. Fr.) Karst., họ Nấm gỗ (Ganodermataceae). Nấm mọc hoang dại, được trồng ở nước ta, Triều Tiên, Trung Quốc và nhiều nước khác.

Thành phần hoá học chính:

Acid amin, protein, saponin, sterol.

Công dụng:

An thần, tăng trí nhớ, chữa viêm gan cấp và mãn tính, điều hoà huyết áp, tăng tuổi thọ.

Cách dùng, liều lượng:

Mỗi ngày dùng 2-5g thái mỏng hoặc tán thành bột sắc uống. Nước sắc có mùi thơm, vị hơi đắng, có thể thêm đường hay mật ong vào cho dễ uống. Có thể dùng để nấu canh, súp, nấu với thịt và một số vị thuốc bổ khác.

Chú ý:

  • Một số loài thuộc chi Ganoderma như Ganoderma japonicum (Fr) Lloid., Ganoderma sinense Zhao.Xu et Zhang,... được dùng với cùng công dụng.
  • Loài Ganoderma applanatum (Pers.) Pat. cũng được sử dụng với tên gọi "Cổ Linh chi", "Linh chi đa niên".

LÔ HỘI



Một số hình ảnh khác về cây Lô hội : Xem tại đây

Tên khác:

Nha đam 

( 1 số nơi gọi cây Lô hội là cây Lưỡi hổ, tuy nhiên điều này không chính xác. Tuy có chút giống nhau nhưng bạn có thể thấy vân ở cây Lưỡi hổ khác cây Lô hội. Ngoài ra thân cây Lô hội mọng nước còn thân cây Lưỡi hổ thì dẹt : Bạn có thể xem 1 số hình ảnh về cây Lưỡi hổ Tại đây để so sánh )

Tên khoa học:

Aloe spp., họ Lô hội (Asphodelaceae). Cây được trồng ở nước ta, nhiều ở miền Nam Trung bộ.

Bộ phận dùng:

Dịch ép, cô đặc, đóng thành bánh.

Thành phần hoá học chính:

Các dẫn chất anthranoid.

Công dụng, cách dùng:

0,05-0,1g kích thích nhẹ niêm mạc, giúp tiêu hoá, ăn uống không tiêu. Liều lớn chữa nhức đầu, sung huyết phổi, sung huyết các phủ tạng.

Chú ý:

Thuốc có độc, liều quá cao (trên 8g) có thể gây ngộ độc chết người. Phụ nữ có thai, người bị ỉa lỏng không dùng. Gel lấy từ lá Lô hội được dùng để sản xuất nước uống bổ dưỡng, chế một số loại mỹ phẩm.

LONG ĐỞM



Rễ khô cây Long đởm


Một số hình  ảnh về Long đởm : Xem tại đây

Tên khoa học:

Radix Gentianae

Nguồn gốc:

Dược liệu là rễ khô của cây Long đởm (Gentiana scabra Bunge.), họ Long đởm (Gentianaceae). Vị thuốc nhập từ Trung Quốc.

Thành phần hoá học chính:

Glycosid đắng thuộc nhóm iridoid gọi là gentiopicrin, đường gentianose.

Công dụng:

Làm thuốc giúp sự tiêu hoá, thuốc bổ đắng. Làm đại tiện dễ mà không gây ỉa lỏng.

Cách dùng, liều lượng:

Ngày dùng 6-12g phối hợp trong các phương thuốc dạng thuốc sắc, hoàn tán.

LONG NÃO


Một số hình về cây Long não :  Xem tại đây

Tên khoa học:

Cinnamomum camphora L. Nees. et Eberm., họ Long não (Lauracaeae). Cây được trồng ở nhiều địa phương nước ta.

Bộ phận dùng:

Lá, thân, cành.

Thành phần hoá học chính:

Tinh dầu (camphor, cineol...).

Công dụng:

Lá Long não có thể nấu nước xông chữa cảm. Tinh dầu có tác dụng trị bỏng, xua muỗi, tẩy uế, chế dầu cao xoa bóp. Camphor dùng ngoài làm thuốc sát trùng, tiêu viêm; dùng trong dưới dạng thuốc tiêm (dung dịch camphor 10-20% trong dầu) chữa truỵ tim.

LONG NHÃN


Tên khoa học:

Arillus Longanae

Nguồn gốc:

Vị thuốc là áo hạt (thường gọi là cùi) đã chế biến khô của cây Nhãn (Euphoria longan (Lour.) Steud.), họ Bồ hòn (Sapindaceae). Nhãn là loại cây ăn quả được trồng nhiều nơi trong nước ta.

Thành phần hoá học chính:

Đường (saccarose, glucose), protein, acid tatric, vitamin A, B, các men amylase, peroxidase.

Công dụng:

Làm thuốc bổ, trị chứng trí nhớ bị sút kém, hay quên, mất ngủ, hay hốt hoảng, tâm thần hồi hộp mệt mỏi, thiếu máu...

Cách dùng, liều lượng:

Ngày dùng 9-18g dạng thuốc sắc hay cao lỏng.

Ghi chú:

Người ta còn dùng hạt nhãn sấy khô, tán bột để chữa chốc lở, cầm máu khi chân tay bị đứt.
Chủ đề

LỰU


Tên khoa học:

Punica granatum L., họ Lựu (Punicaceae). Cây được trồng khắp nơi trong nước ta để làm cảnh, làm thuốc.

Bộ phận dùng:

Vỏ rễ, vỏ thân, vỏ cành, vỏ quả (Thạch lựu bì).

Thành phần hoá học chính:

Vỏ rễ, vỏ thân, vỏi cành: tanin, alcaloid. Vỏ quả: tanin, chất màu.

Công dụng, cách dùng:

Vỏ rễ, thân cành: Diệt sán. Vỏ rễ sắc uống ngày 20-60g, thường dùng vỏ tươi vì có nhiều alcaloid. Vỏ quả: chữa lỵ, bạch đới, kinh nguyệt quá nhiều, nước sắc còn dùng ngậm, súc miệng chữa viêm amiđan. Sắc uống ngày 15-30g.

Chú ý:

Không dùng vỏ rễ cho phụ nữ có thai và trẻ em.

Thuốc cổ truyền Trung Quốc đã đoạt giải Nobel Y Học

Giải Nobel Y Học năm nay đã được trao cho 3 nhà khoa học đến từ Ireland, Nhật Bản và Trung Quốc nhờ 2 công trình nghiên cứu chống bệnh sống rét và nhiễm trùng từ giun đũa ký sinh.



Nhưng đáng chú ý, công trình chống bệnh sốt rét được vinh danh chỉ riêng một nhà khoa học Trung Quốc có tên Youyou Tu (sinh năm 1930) và bà giành trọn 1/2 giải thưởng trong khi 2 nhà khoa học còn lại mỗi người chỉ được 1/4 giải thưởng (vì chia sẻ chung một công trình). Bên cạnh đó, công trình của bà dựa trên một liệu pháp y học cổ truyền của Trung Quốc vốn có nhiều khác biệt so với liệu pháp y học hiện đại của phương Tây. Vậy vì đâu mà một trong những giải thưởng khoa học danh giá nhất hành tinh lại tôn vinh một công trình mang nhiều màu sắc phương Đông đến vậy?
Trước hết, công trình của Tu đã giúp làm ra Artemisinin, một loại thuốc có phản ứng mãnh liệt với căn bệnh sốt rét được gây ra bởi trùng Plasmodium falciparum (một loại protozoa ký sinh). P. falciparum lây nhiễm qua đường máu nhờ muỗi Anopheles. Theo báo cáo mới nhất của tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong 2014, trong 2013 có tới 198 triệu ca sốt rét trên toàn cầu, ước tính có khoảng 584.000 ca đã tử vong. Phần lớn các ca sốt rét xuất hiện tại vùng hạ Sahara (châu Phi) với khoảng 75% trường hợp bị gây ra bởi P. falciparum. Và hầu như mọi ca tử vong đều có nguồn gốc từ P. falciparum.
Trùng P. falciparum (dẹt) bên cạnh các tế bào hồng cầu

Do đó, việc làm ra Artemisinin của bà được hội đồng Giải Nobel đánh giá rất cao vì ý nghĩa của nó đối với nhân loại. Và đằng sau giải thưởng danh giá này là một câu chuyện rất dài...
Bắt đầu câu chuyện là từ hồi những năm kháng chiến chống Mỹ của quân và dân Việt Nam, sốt rét rừng là một căn bệnh gây ám ảnh với mọi chiến binh, bất kể thuộc phe nào. Và điều đáng sợ hơn là trùng P. falciparum lúc ấy đã phát triển thêm cả khả năng kháng thuốc trước chloroquine, thứ thuốc được dùng phổ biến lúc bấy giờ để chống sốt rét. Do vậy, không có gì đảm bảo mạng sống của bệnh nhân sẽ được bảo toàn một khi đã bị nhiễm bệnh.
Vốn là đồng minh của Việt Nam lúc bấy giờ, Trung Quốc đã quyết định hỗ trợ nghiên cứu nhằm tìm ra một loại thuốc mới có khả năng trị sốt rét. Bởi vì nếu có quá nhiều người lính Việt Nam bị căn bệnh trên, cục diện cuộc chiến sẽ trở nên rất tệ.
Một dự án quân đội được triển khai, hơn 500 nhà khoa học Trung Quốc được điều động. Một nhóm trong số họ tìm kiếm khoảng 40.000 loại hoá chất mà con người từng biết để xem phản ứng của chúng với sốt rét. Số còn lại đi về các miền quê xa xôi nhằm tìm câu trả lời trong các tài liệu y học cổ.
Bản đồ phân bổ các chủng sốt rét trên toàn cầu (tính đến 2010)
Xám - Không có sốt rét, Cam - Chưa có sốt rét kháng chloroquine hoặc trùng P. falciparum
Đỏ tươi - Đã có sốt rét kháng chloroquine, Đỏ sậm - Sốt rét kháng nhiều loại thuốc hoặc kháng mạnh chloroquine
Nhóm tìm kiếm theo phương pháp "của Tây" (hoá chất) đã không thành công. Trong khi nhóm "truyền thống" đã đạt được kết quả, tất nhiên cũng không dễ dàng gì. Trong tạp chí Nature phát hành hồi 2011, bà đã miêu tả những khó khăn trong quá trình tìm kiếm của mình:
"Chúng tôi điều tra hơn 2.000 bài pha chế thảo dược Trung Quốc và nhận ra 640 bài có tiềm năng đối phó được với sốt rét. Có hơn 380 bài có thành phần trích ra từ 200 loại thảo dược được đánh giá thử nghiệm trên chuột có tác dụng. Tuy vậy, toàn bộ quá trình không hề suôn sẻ, và không có kết quả đáng nổi bật nào xuất hiện nhanh chóng".
Chỉ mãi tới cuối những năm 60 của thế kỷ trước, những thành quả đầu tiên của nhóm "truyền thống" mới bắt đầu lộ diện. Một bản văn tự cổ tiết lộ cách sử dụng qinghao - tên Trung Quốc của một loài ngải tây ngọt. Tinh chất của loại cây này chính là thành phần làm nên Artemisinin. Nhưng phải mất tới 5 năm, 1972, Tu mới tìm ra cách chiết xuất thành công để làm ra thuốc. Xong mọi việc chưa dừng ở đó.
Tuy dựa trên phương pháp "truyền thống", nhưng để thuyết phục mọi người chấp nhận rộng rãi công trình của mình, bà phải thực nghiệm đầy đủ trên người và có được chứng nhận của y học hiện đại. Tiếc thay, cuộc cách mạng văn hoá tại Trung Quốc lúc bấy giờ đã khiến cho công trình của Tu phải ngừng lại. Và cuộc chiến Việt Nam cũng kết thúc chỉ sau đó ít năm, công sức hàng chục năm của bà đi vào ngõ cụt.
Song đến phút chót, các thành viên trong nhóm của Tu tình nguyện thử thuốc và họ đã giúp Artemisinin được y học phương Tây công nhận. Đến những năm 80 của thế kỷ trước, Tu đã công bố rộng rãi thành tựu nghiên cứu của mình. Tuy vậy, những sự cố chính trị lẫn các vấn đề sở tại của Trung Quốc đã khiến Artemisinin không có điều kiện phát huy năng lực.
Mãi đến gần 3 thập kỷ sau, tức những năm 2010, WHO mới xác thực khả năng trị sốt rét của Artemisinin và công trình của Tu mới được toàn thế giới biết tới. Giờ đây thứ thuốc có nguồn gốc cổ truyền này trở thành tiêu chuẩn để trị sốt rét trên toàn cầu. Về mặt hoá học, Artemisinin đặc biệt ở chỗ nó là một loại sesquiterpene lactone có một cầu peroxide bất thường. Cầu peroxide trên được cho chính là nguồn gốc gây ra phản ứng với trùng P. falciparum, giúp điều trị căn bệnh. Hiện có khá ít hợp chất nguồn gốc thiên nhiên có kèm theo cầu peroxide mà con người biết đến.

Thanh hao hoa vàng ( Thanh cao hoa vàng) , thứ dược liệu chiết ra Artermisinin

Ngoài khả năng trị sốt rét, Artemisinin còn có tiềm năng điều trị cả ung thư. Hiện một số nghiên cứu lâm sàng cho thấy thứ hoá chất có nguồn gốc thảo dược này gây ra các phản ứng chống ung thư. Cũng chính cầu peroxide bất thường trên được cho là yếu tố đã tác động tới các vùng tập trung cao các nguyên tử sắt (thành phần phổ biến trong các tế bào ung thư), phản ứng hoá học sau đó đã khiến các phân tử chứa sắt trở nên kém bền và bị phá vỡ. Theo kết quả của nhiều nghiên cứu, Artemisinin hoặc các dẫn xuất từ nó làm giảm khả năng tăng trưởng của các mô ung thư. Tuy vậy, đây chỉ mới là kết quả thực hiện trên các mô thí nghiệm chứ chưa phải trên người. Sẽ cần thêm nhiều thời gian nữa để kết luận liệu Artemisinin có thực sự trị được ung thư hay không.
Nhưng dù có hiệu quả với ung thư hay không, câu chuyện Artemisinin cho thấy một quan điểm khác về nghiên cứu khoa học. Có những kiến thức của người xưa cho đến ngày nay vẫn có ích cho nhân loại. Song vì lý do này hoặc lý do khác mà rất nhiều cái đã bị lãng quên. Hoặc do tư tưởng "xem thường" những cái cũ kỹ mà chỉ quan tâm tới những cái mới hơn. Mặc dù về bản chất, "cũ" hay "mới" đều có thể được xem xét một cách nghiêm túc dưới lăng kính khoa học hiện đại.
Có một vấn đề chung nhất của những bài thuốc cổ truyền là do hạn chế của thời xưa, các thành phần hoá học bên trong những bài thuốc đó không được phân tích và nghiên cứu rõ ràng, nên gây khó khăn trong việc hiểu và định lượng chúng. Nhưng nếu kết hợp tinh thần nghiên cứu của khoa học hiện đại, mọi thứ sẽ trở nên sáng tỏ. Chúng ta có thể biết thành phần nào của bài thuốc đóng vai trò chính trong việc trị bệnh, cũng như sử dụng liều lượng bao nhiêu cho phù hợp và các hệ quả phụ là gì.
Thêm một bài học khác mà con người có thể rút ra từ trường hợp của Tu là có những thành tựu nghiên cứu vốn rất có ý nghĩa. Song vì ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... mà phải rất rất lâu sau (hoặc thậm chí là không bao giờ) chúng mới phát huy được năng lực của mình. Tu đã trích xuất thành công Artemisinin từ 1972 nhưng mãi 3 thập kỷ sau, nhân loại mới thấy được lợi ích từ đấy.
Nguồn : Vnreview




Trắc nghiệm Sản - Sinh lý phụ khoa - Y Hà Nội



Tải về làm offline : Tại đây hoặc Tại đây
I. Câu hỏi mức độ nhớ lại
1.                  Trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường, dịch nhầy ở cổ tử cung nhiều và loãng nhất vào thời điểm:
A.    Ngay trước khi hành kinh
B.     Ngay sau khi sạch kinh
C.     Ngày thứ 7 – 11
D.    @ Ngày thứ 12 - 16
2.                  pH dịch âm đạo bình thường trong khoảng:
A.    Kiềm
B.     Trung tính
C.     @ Axit
D.    Thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt
3.                  Những đặc tính điển hình của dịch nhầy cổ tử cung quanh thời điểm phóng noãn là, chọn câu sai:
A.    Nhiều
B.     Trong
C.     Loãng
D.    @ pH axit
4.                  Lượng máu kinh trung bình của một kỳ kinh nguyệt bình thường khoảng:
A.    Dưới 40 ml
B.     50 - 60 ml
C.     @ 70 - 80 ml
D.    Trên 90 ml
5.                  Nội tiết tố nào sau đây làm tăng thân nhiệt cơ sở:
A.    Estrogen
B.     @ Progesteron
C.     Prolactine
D.    hCG
6.                  Tác dụng của estrogen đối với âm hộ và âm đạo, chọn câu sai:
A.    Làm phát triển và làm dày biểu mô âm đạo
B.     Làm phát triển các môi của âm hộ
C.     Duy trì pH axit của âm đạo
D.    @ Chứng nghiệm Schiller âm tính
7.                  Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường có đặc điểm sau:
A.    Kéo dài từ 21 đến 35 ngày
B.     Thời gian hành kinh từ 2-6 ngày
C.     Lượng máu mất trung bình 50-100ml
D.    @ A và B đúng
8.                  Các thời kỳ hoạt động sinh dục ở phụ nữ gồm:
A.    @ Thời kỳ trẻ em, dậy thì, thời kỳ hoạt động sinh dục và thời kỳ mãn kinh
B.     Thời kỳ trẻ em, thời kỳ trước dậy thì, dậy thì, thời kỳ hoạt động sinh dục và thời kỳ mãn kinh
C.     Thời kỳ trẻ em, dậy thì, thời kỳ hoạt động sinh dục, thời kỳ tiền mãn kinh và thời kỳ mãn kinh
D.    Thời kỳ trẻ em, thời kỳ trước dậy thì, thời kỳ hoạt động sinh dục, thời kỳ tiền mãn kinh và thời kỳ mãn kinh
9.                  Thời kỳ trẻ em có các đặc điểm sau:
A.    Hormon giải phóng và hormon hướng sinh dục dần dần tăng nên buồng trứng cũng dần dần tiết Estrogen
B.     Progesteron cũng được chế tiết bởi các nang noãn của buồng trứng
C.     Các dấu hiệu sinh dục phụ cũng bắt đầu xuất hiện khi đến gần tuổi dậy thì
D.    @ A và C đúng

10.              Thời kỳ dậy thì có các đặc điểm sau:
A.    Tuổi dậy thì trung bình từ 11- 12 tuổi
B.     Các dấu hiệu sinh dục phụ của người phụ nữ xuất hiện rõ nét
C.     Tuổi dậy thì về sinh dục được đánh dấu bằng kỳ hành kinh đầu tiên
D.    @ B và C đúng
11.              Thời kỳ hoạt động sinh dục có các đặc điểm sau:
A.    Tiếp theo tuổi dậy thì cho đến khi mãn kinh
B.     Người phụ nữ có thể thụ thai được
C.     Các tính chất sinh dục phụ ngừng phát triển
D.    @A và B đúng
12.              Thời kỳ mãn kinh:
A.    Được chia làm hai giai đoạn: tiền mãn kinh và sau mãn kinh
B.     Các giai đoạn này thường kéo dài 1-2 năm
C.     Các giai đoạn này thường kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm
D.    @A và B đúng
13.              Nội tiết từ các cơ quan sau tham gia vào chu kỳ kinh nguyệt, NGOẠI TRỪ:
A.    Vùng dưới đồi
B.     Tuyến yên
C.     @Thượng thận
D.    Buồng trứng
14.              Nội tiết nào sau đây  không phải do buồng trứng chế tiết ra:
A.    Androgen
B.     Progesteron
C.     Estrogen
D.    @Prolactin

15.              Không phát triển các đặc tính sinh dục phụ và không hành kinh ở tuổi nào sau đây thì được gọi là dậy thì muộn:
A.    > 15 tuổi
B.     @> 16 tuổi
C.     > 17 tuổi
D.    > 18 tuổi
16.              Tiền mãn kinh có thể gây các triệu chứng sau, NGOẠI TRỪ:
A.    Bốc hoả, vã mồ hôi
B.     Ngoại tâm thu
C.     Đau mỏi các khớp, cơ
D.    @ Tiểu đường
17.              Trung khu sinh dục vùng dưới đồi tiết ra hormon giải phóng sinh dục nữ là:
A.    FSH.
B.     @ GnRH.
C.     LH.
D.    LTH
18.              Hormon hướng sinh dục FSH của tuyến yên có tác dụng:
A.    Kích thích noãn phát triển.
B.     @Kích thích noãn phát triển và trưởng thành.
C.     Kích thích phóng noãn.
D.    Kích thích hoàng thể hoạt động và chế tiết.
19.              Hormon hướng sinh dục LH của tuyến yên có tác dụng:
A.    Kích thích nang noãn phát triển và phóng noãn.
B.     Kích thích nang noãn trưởng thành và phóng noãn.
C.     @Kích thích phóng noãn và hình thành hoàng thể.
D.    Kích thích nang noãn trưởng thành và hình thành hoàng thể.
20.              Ở giai đoạn trước phóng noãn, nang noãn buồng trứng chế tiết ra:
A.    @ Estrogen
B.     Progesteron.
C.     Androgen.
D.    Estrogen và progesteron.
21.              Một phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt là 30 ngày, dự tính ngày phóng noãn là ngày thứ:
A.    12 của vòng kinh.
B.     14 của vòng kinh.
C.     @ 16 của vòng kinh.
D.    18 của vòng kinh.
.
22.              Hormon nào sau đây không được chế tiết từ buồng trứng:
A.    Estrogen.
B.     Progesteron.
C.     Androgen.
D.    @Testosteron.
23.               Những câu sau đây về sinh  lý sinh dục nữ chọn câu đúng:
A.    Tuyến yên chế tiết ra hormon giải phóng sinh dục
B.     @Buồng trứng vừa có chức năng nội tiết vừa có chức năng ngoại tiết
C.     Vỏ nang trong chế tiết progesteron
D.    Môi trường âm đạo có tính acide là nhờ tác dụng của progesteron

24.              Chức năng của bộ phận sinh dục là chức năng sinh sản, đảm bảo sự thụ tinh, sự làm tổ và sự phát triển của trứng trong tử cung                                              @Đ/S
25.              Hoạt động của vùng dưới đồi kích thích hoạt động của tuyến yên. Hoạt động của tuyến yên kích thích hoạt động của buồng trứng. Hoạt động của buồng trứng kích thích hoạt động của vùng dưới đồi theo cơ chế hồi.                                              Đ/@S
26.              Chu kỳ buồng trứng được phân chia thành giai đoạn tăng sinh và giai đoạn chế tiết tương ứng                                                                                                           @Đ/S
27.              Định nghĩa kinh thưa, kinh mau:
... . (Kinh thưa: là kinh nguyệt không thường xuyên, không đều. Chu kỳ kinh thường trên 35 ngày
( Kinh mau: còn gọi là đa kinh. Chu kỳ kinh thường 21 ngày hoặc ngắn hơn.)..................
28.              Định nghĩa rong kinh, rong huyết:
...(Rong kinh: kinh có chu kỳ, lượng kinh nhiều (>80ml) và kéo dài trên 7 ngày)
(Rong huyết: ra máu thất thường không theo chu kỳ).....
29.              Cuối giai đoạn nang noãn, trước khi rụng trứng các thụ thể của... (LH.)..........được tạo bởi FSH hiện diện ở lớp tế bào hạt. Cùng với sự kích thích của LH, các thụ thể này điều chỉnh sự tiết.....(progesteron)..........
30.              Cả estrogen và progesteron vẫn còn tăng trong thời gian tồn tại  của (... Hoàng thể....)....sau đó, hàm lượng của chúng giảm khi hoàng thể .........(...thoái hoá..).......vì thế tạo ra 1 giai đoạn cho chu kỳ kế tiếp
31.              Sinh lý phụ khoa là nghiên cứu tất cả những vấn đề có liên quan đến thay đổi về ...( hoạt động sinh dục...)..của người phụ nữ
32.              Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu có tính chất chu kỳ từ tử cung ra ngoài do ..(bong niêm mạc tử cung), dưới ảnh hưởng của sự tụt đột ngột estrogen và progesteron trong cơ thể
II. Câu hỏi mức độ hiểu
33.              Nói về một chu kỳ kinh nguyệt bình thường, chọn câu sai:
A.    @ Một chu kỳ kinh đều đặn bắt buộc phải là chu kỳ có hiện tượng rụng trứng
B.     Một chu kỳ kinh trong khoảng 25 - 32 ngày vẫn được xem là trong giới hạn sinh lý bình thường
C.     Hiện tượng hành kinh là do lớp nội mạc tử cung bị thiếu máu, hoại tử tróc ra
D.    Thời gian hành kinh bình thường kéo dài trung bình 3 - 5 ngày
34.              Trên biểu đồ thân nhiệt, thời điểm xảy ra hiện tượng rụng trứng là:
A.    @ 24 giờ ngay trước khi có sự tăng thân nhiệt
B.     Ngay trước khi có sự tăng thân nhiệt
C.     Ngay sau khi có sự tăng thân nhiệt
D.    24 giờ ngay sau khi có sự tăng thân nhiệt
35.              Kết tinh hình lá dương xỉ của chất nhầy cổ tử cung xảy ra khi có nồng độ cao của:
A.    Progesteron
B.     @ Estrogen
C.     Androgen
D.    hCG
36.              Thời gian tồn tại của hoàng thể trong chu kỳ kinh nguyệt:
A.    @ 07 - 10 ngày
B.     11 - 15 ngày
C.     16 - 20 ngày
D.    21 - 25 ngày
37.              Giai đoạn hành kinh tương ứng với sự thay đổi nội tiết nào sau đây:
A.    @ Giảm thấp steroid sinh dục
B.     Giảm thấp gonadotrophin
C.     Giảm thấp hocmom dưới đồi
D.    Giảm thấp hCG
38.              Nếu đường biểu diễn thân nhiệt hàng tháng của một phụ nữ có dạng hai pha thì ta có thể kết luận được đó là:
A.    @ Chu kỳ có rụng trứng
B.     Chu kỳ không rụng trứng
C.     Phụ nữ đang ở trong giai đoạn tiền mãn kinh
D.    Phụ nữ đã vào thời kỳ mãn kinh
39.              Các đặc điểm của tuyến yên, chọn câu sai:
A.    Chịu sự kiểm soát của vùng dưới đồi
B.     Thuỳ trước tuyến yên là tuyến nội tiết
C.     @ Thuỳ giữa tuyến yên là nơi tích tụ các nội tiết trước khi đưa vào máu
D.    Thuỳ sau tuyến yên là tuyến thần kinh
III. Câu hỏi mức độ phân tích, áp dụng
40.              Thời điểm xảy ra hiện tượng thoái hóa của hoàng thể chu kỳ trong chu kỳ kinh nguyệt là:
A.    Ngày thứ 7 của chu kỳ kinh
B.     Ngày thứ 15 của chu kỳ kinh
C.     Ngày thứ 21 của chu kỳ kinh
D.    @ Ngày thứ 25 của chu kỳ kinh
41.              Trong nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt, tại hoàng thể, estrogen và progesteron được tiết bởi:
A.    @ Tế bào hạt lớp vỏ hoàng thể hoá
B.     Tế bào vỏ trong
C.     Tế bào vỏ ngoài
D.    Tế bào rốn buồng trứng
42.              Tác dụng trên cơ quan đích của progesteron, chọn câu sai:
A.    Làm tăng thân nhiệt cơ sở
B.     @Làm các mạch máu ở niêm mạc tử cung tăng sinh
C.     Làm chất nhầy cổ tử cung ít và đặc
D.    Làm cơ tử cung giảm co bóp
43.              Tác dụng trên cơ quan đích của estrogen, chọn câu sai:
A.    Làm cho niêm mạc tử cung tăng sinh
B.     Làm cơ tử cung bị kích thích, tăng co bóp
C.     Làm các tế bào tuyến ở niêm mạc tử cung tích trữ glycogen
D.    @ Giúp cho sự tăng trưởng các ống dẫn sữa
44.              Đa số nang noãn nguyên thủy được phát triển vào đầu mỗi chu kỳ buồng trứng sẽ tiến triển theo chiều hướng nào sau đây:
A.    @ Bị thoái triển và teo lại
B.     Tiếp tục phát triển và trưởng thành
C.     Phát triển và phóng noãn

D.    Phát triển vào chu kỳ kế tiếp